
Tăng sắc tố da đã không còn là thuật ngữ quá xa lạ với đa số chúng ta, đúng không? Tình trạng này gây ra sự không đều màu của làn da. Bớt Ota cũng là một dạng của hiện tượng tăng sắc tố này. Cùng tìm hiểu xem bớt Ota là gì và phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
BỚT OTA LÀ GÌ?
Bớt Ota là một dạng bớt sắc tố bẩm sinh, thường có màu nâu, nâu tím, tím xanh, xanh xám hoặc đen xuất hiện ở vùng da xung quanh mắt (thậm chí ở tròng mắt), trên trán, mũi hay má. Bớt Ota có xu hướng chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể, ở vùng được kiểm soát bởi dây thần kinh sinh ba chịu trách nhiệm mang đến cảm giác cho khuôn mặt), nhưng trong một vài trường hợp (chỉ chiếm từ 5 - 15%) vẫn có thể xuất hiện ở cả hai bên. Đa số bớt Ota thường gặp ở người châu Á và ít thấy ở người da trắng. Theo ước tính khoảng 50% số người có bớt Ota là do bẩm sinh, số còn lại thường xuất hiện bớt ở lứa tuổi dậy thì.
Bớt Ota sẽ có thể trở nên đậm và lan rộng hơn theo thời gian nếu như không được điều trị kịp thời. Bớt Ota gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý khiến bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh. Bên cạnh đó, bớt Ota còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với những người có bớt Ota kéo dài đến mắt sẽ có khả năng phát triển bệnh tăng nhãn áp do các tế bào melanocytes gây ra sự tăng sắc tố và ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng trong mắt.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỚT OTA
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đưa ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng bớt Ota nhưng những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bớt Ota có thể được gây ra bởi yếu tố nội tiết, sự ảnh hưởng của bức xạ hay một số đột biến gen.
Bớt Ota hây mất thẩm mỹ nhưng vẫn có thể được điều trị hiệu quả với công nghệ laser Q--switcher Nd:Yag Q10
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỚT OTA
Bớt Ota thường xuất hiện với những dát màu hơi ánh hoặc hơi nâu ở vùng da mặt do dây thần kinh sinh ba điều khiển. Các vùng da có thể bị ảnh hưởng là vùng mắt, trán, thái dương, mũi và má.
Thông thường thì bớt Ota chỉ xuất hiện ở một bên (một nửa của khuôn mặt). Bớt Ota thường bị nhầm lẫn với các dạng tăng sắc tố khác như:
Nám da: thường xảy ra ở cả hai bên của khuôn mặt, có màu hơi nâu thay vì xanh và đa phần liên quan nhiều đến việc mang thai cũng như sự tiếp xúc trực tiếp lâu ngày với ánh nắng mặt trời.
Bớt Hori: là chứng tăng sắc tố gần giống với bớt Ota nhưng thường xuất hiện ở hai bên vùng gò má và có dạng dát màu hơi xanh lam. Đa số bớt Hori được bắt gặp nhiều ở người Nhật và Trung Quốc ở độ tuổi 19 đến 69.Bớt Hori không làm tổn thương mắt và niêm mạc miệng.
Bớt người Mông Cổ: thường bắt gặp ở vùng thắt lưng và không xuất hiện trên mặt, xuất hiện bẩm sinh và thường tự biến mất trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi.
Bớt xanh lam: trông như nốt ruồi có màu xanh, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da và không thay đổi theo độ tuổi.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỚT OTA
Đối với bớt Ota thì laser là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này cần được lặp lại theo đúng lộ trình điều trị. Công nghệ Q-switcher Nd:Yag Q10 sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố của bớt Ota. Các tia laser chuyển mạch Q (Q-switcher) sẽ nhắm vào các tế bào hắc tố và phá hủy chúng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tái tạo lại collagen, duy trì và cải thiện sự đàn hồi cho da.
Sau quá trình điều trị bớt Ota, để ngăn ngừa sự tái phát của tăng sắc tố bạn cũng cần phải lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút.
KẾT LUẬN
Bớt Ota trông có vẻ hơi đáng sợ nhưng không phải là không thể loại bỏ. Tất cả những gì bạn cần làm là thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để có được lộ trình và liệu pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, đừng ngại chia sẻ với Bệnh viện Thái Thượng Hoàng hoặc để lại thông tin và bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ tư vấn.
----------------------
BỆNH VIỆN THÁI THƯỢNG HOÀNG
VÌ SỨC KHỎE VÀ NỤ CƯỜI CỦA BẠN
Điện thoại tư vấn: 0978.195.299 - 094.996.7337
Địa chỉ: Số 28 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh, Nghệ An
(*) Thuộc nhóm dịch vụ Thủ thuật chăm sóc da và điều trị thẩm mỹ