Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nghe về cao răng và được bác sĩ nha khoa hướng dẫn đến lấy cao răng mỗi 6 tháng/lần nhưng lại chưa thực sự hiểu cao răng là gì và lấy cao răng liệu có thực sự cần thiết, đúng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra các tác hại khôn lường của cao răng, cùng theo dõi nhé!
CAO RĂNG LÀ GÌ?
Cao răng hay còn được gọi là vôi răng, hình thành do quá trình vôi hóa của các mảng bám tích tụ trên bề mặt răng khi tiếp xúc với nước bọt và những mảnh vụn thức ăn còn sót, các chất khoáng trong miệng, … Lâu dần chúng trở nên cứng và bám chắc vào bề mặt của răng.
Cao răng gồm 2 loại:
Cao răng thường: được hình thành trên bề mặt răng, dưới bờ lợi do sự phối hợp của các muối vô cơ và vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn,....
Cao răng huyết thanh: được hình thành do tình trạng viêm lợi gây ra. Lợi wor vùng viêm tiết dịch viêm và chảy máu, ngấm vào cao răng thường tạo ra màu nâu đỏ.
CAO RĂNG HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Sự hình thành của cao răng rất khó để có thể nhận ra. Thông thường sau khi kết thúc bữa ăn khoảng 15 phút, một lớp màng mỏng rất khó thấy bám trên bề mặt răng sẽ xuất hiện. Lớp màng này nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn, lâu dần hình thành mảng bám.
Mảng bám lúc đầu khi chưa bị vôi hóa sẽ khá mềm, bạn vẫn có thể làm sạch bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa. Tuy nhiên, khi mảng bám đã tồn tại lâu và bị vôi hóa thì sẽ bám rất chắc vào bề mặt răng (lúc này gọi là cao răng) và khó có thể làm sạch bằng các phương pháp thông thường mà phải nhờ đến các dụng cụ chuyên dụng của nha sĩ.
TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA CAO RĂNG
Cao răng tuy trông có vẻ như vô hại nhưng lại kéo theo những tác hại khôn lường, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.
Ảnh hưởng đến răng: Cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn (70% trọng lượng là vi khuẩn), sự tích tụ này lâu dần sẽ gây ra sâu răng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:
Viêm tủy: Viêm tủy gây hôi miệng và đau nhức về đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Viêm quanh cuống: Viêm quanh cuống là hiện tượng viêm các mô xung quanh cuống răng, gây ra do tủy răng bị hoại tử, làm lung lay răng, sưng nề lợi, má và hàm.
Nguy hiểm hơn có thể là viêm tủy xương hàm: Đây là biến chứng khá nặng của sâu răng. Viêm tủy xương hàm đau theo từng cơn, nếu nặng sẽ đau âm ỉ kéo dài.
Những bệnh lý về răng này rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Ảnh hưởng đến nướu: Không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn gây ra tình trạng viêm nha chu. ở những giai đoạn đầu khi viêm nha chu (viêm lợi) chưa chuyển biến nặng thì nướu có hiện tượng sưng đỏ và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra mất răng do hệ miễn dịch cơ thể phải tiết ra các hóa chất để chống lại vi khuẩn. Việc này khiến các mô nâng đỡ và giúp giữ ổn định cho răng bị suy yếu, khó có thể giữ được răng.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN ĐANG CÓ CAO RĂNG
Cao răng lúc đầu có vẻ sần sùi và xốp, có màu trắng. Cao răng thường chuyển sang màu sẫm hơn như vàng và nâu do quá trình vôi hóa (đặc biệt nếu bạn uống cà phê, trà hay hút thuốc thì sẽ nhận rõ sự thay đổi màu hơn). Cao răng thường nằm ở dưới viền nướu và rất dễ để nhận ra.
NGĂN NGỪA TÁC HẠI CAO RĂNG THẾ NÀO?
Cao răng khi đã hình thành thì sẽ rất khó để có thể loại bỏ bằng cách đánh răng vì chúng bám rất chắc vào bề mặt răng. Lúc này bạn cần phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ nha khoa để có thể làm sạch.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngăn ngừa các tác hại mà cao răng mang lại bằng cách vệ sinh thật sạch răng miệng, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ tối đa vi khuẩn gây hại cho khoang miệng cũng như các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Bạn cũng cần lưu ý phải đến gặp bác sĩ nha khoa để được làm sạch và lấy cao răng mỗi 6 tháng/lần, đồng thời kiểm tra xem tình trạng hiện tại của răng, nếu phát hiện bệnh lý về răng thì sẽ có giải pháp điều trị kịp thời.
KẾT LUẬN
Cao răng nghe chừng chỉ là một hiện tượng nhỏ xảy ra trong khoang miệng chúng ta nhưng thực tế lại có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy không đáng có. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như thăm khám định kỳ là rất quan trọng, giúp bạn bảo vệ được sức khỏe răng miệng cho bản thân mình.
Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, đừng ngại chia sẻ với Bệnh viện Thái Thượng Hoàng hoặc để lại thông tin và bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ tư vấn.
----------------------
BỆNH VIỆN THÁI THƯỢNG HOÀNG
VÌ SỨC KHỎE VÀ NỤ CƯỜI CỦA BẠN
Điện thoại tư vấn: 0888.056.785 - 094.996.7337
Địa chỉ: Số 28 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh, Nghệ An
(*) Thuộc nhóm dịch vụ Lấy cao răng