Tập đoàn TTHGroup | 094.996.7337 Đặt lịch khám
Chữa viêm lợi

Bệnh viêm lợi là một trong những bệnh lý rất phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây nên. Nếu bệnh tồn tại lâu dài sẽ gây nên những phiền phức, những nguy hiểm cho răng miệng yếu ớt của trẻ.

– Trẻ sốt, nhức đầu, suy nhược, đau miệng, khó nuốt và nổi hạch cổ.
– Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm lợi, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng, nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy.
– Xuất hiện các mụn nước trên lợi, lưỡi, môi, má và khẩu cái. Mụn nước màu xám, đột ngột vỡ ra sau vài giờ và để lại vết loét màu vàng nhạt rất đau, để lại sẹo.
– Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên.
– Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.
– Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu hay khi trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi.

Xem thêm: Trám răng

Viêm nướu do mọc răng: thường gặp ở trẻ từ 6-7 tuổi khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất. Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe răng.
Viêm nướu do mảng bám: Các mảng bám răng, cao răng nếu không được vệ sinh thường xuyên thì lâu ngày sẽ tích tụ và gây nên tình trạng viêm lợi cho trẻ.
Viêm lợi do sang chấn: do các hoạt động về cơ học như trẻ thường ăn thức ăn cứng, xỉa răng bằng tăm, trẻ có thói quen ăn uống không hợp lý, nhồi nhét thức ăn quá nhiều hay cắn móng tay…
Viêm lợi cấp do tụ cầu: thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn như trẻ bị viêm phổi, bị rối loạn tiêu hóa… Sau mỗi đợt điều trị, sức đề kháng của trẻ bị yếu, làm cho các vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào mô nướu làm mô nướu bị viêm.

– Đối với trẻ nhỏ còn bú sữa thì ngay sau khi cho trẻ bú xong, nên dùng gạc cuốn đầu ngón tay và làm sạch khoang miệng cho trẻ, động tác cần làm nhẹ nhàng tránh gây buồn nôn dẫn đến nôn, trớ.
– Đối với những trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ súc miệng và tập thói quen đánh răng hàng ngày ngay sau khi ăn, hoặc 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
– Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.
– Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.
– Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt và Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Thái Thượng Hoàng hiện nay là địa chỉ nha khoa uy tín được các bậc cha mẹ tin tưởng và điều trị nha khoa cho con em mình. Chúng tôi có cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo các dịch vụ nha khoa luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt và Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Thái Thượng Hoàng cũng là những người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đặc biệt là rất hiểu tâm lý của trẻ, sẽ điều trị nhẹ nhàng, chu đáo, khiến bé cảm thấy thoải mái, không còn lo sợ và hợp tác tốt với bác sĩ giúp ca điều trị diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Để lại thông tin để tư vấn viên tư vấn miễn phí cho bạn!