Thuật ngữ răng khôn để chỉ những chiếc răng trong cùng của hàm dưới và hàm trên, chúng thường xuất hiện vào độ tuổi khoảng từ 17 đến 25 tuổi một số trường hợp đặc biệt sau 30 tuổi mới xuất hiện răng khôn. Hiện tượng mọc răng khôn được xem là điều bình thường, thông thường sẽ có khoảng 4 chiếc răng khôn có thể ít hoặc nhiều hơn. Theo các chuyên gia y khoa, hàm răng người trưởng thành chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng vì thế răng khôn luôn tìm kiếm những con đường khác xuất hiện để con người không bao giờ lãng quên chúng. Đa số răng khôn thường mọc lệch, mọc ngược vào trong hoặc mọc ngầm do các răng khác trong độ tuổi mọc răng khôn đều đã ổn định, không còn chỗ cho răng khôn mọc lên khiến chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng hay các biến chứng khác.
– Sâu răng: Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Nếu để lâu có thể phá hoại cấu trúc của răng số 7 và hậu quả cuối cùng là có thể làm hỏng răng số 7.
– Viêm nướu: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên thường nướu vùng quanh che phủ lên mặt nhai, đồ ăn thường hay giắt và khó được lấy ra hết. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn này dễ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh.
– Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng và cuối cùng có thể dẫn tới rụng răng.
– Làm hỏng tủy răng: Nếu răng khôn mọc ngầm, nó có thể đâm lên chân hoặc thân răng răng số 7 phía trước và làm thủng chân hoặc thân những chiếc răng này. Sau khi răng khôn được lấy ra, có thể phải điều trị tủy của những chiếc răng số 7 nếu răng này đã bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng.
– Khiến các răng khác mọc chen chúc: Răng khôn là một trong những nguyên nhân gây răng chen chúc vì răng khôn thường mọc lệch. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng do răng số 8 mọc hướng ra phía trước dồn hàng tạo lực đẩy vào răng số 7.
– Răng hàm số 8 mọc thẳng nhưng gây đau nhức, khó chịu, chen chúc với các răng xung quanh.
– Khi răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng, chen chúc với các răng khác, gây tình trạng đau nhức dữ dội, cơn đau dai dẳng.
– Nhổ răng hàm số 8 khi răng bị trùm lợi, nhổ răng để tránh viêm nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe
– Nhổ răng khi răng hàm số 8 bị sâu, nếu để lâu ngày sẽ gây viêm tủy, nhiễm trùng xương ổ răng.
Nhổ răng hàm số 8 có đặc trưng là khó và phức tạp hơn các răng còn lại trên cung hàm, đó là bởi các lý do sau:
– Răng số 8 ở trong cùng cung hàm gây khó khăn trong thao tác nhổ răng, phải làm sao để hạn chế xâm lấn đến xương hàm, không làm ảnh hưởng đến các răng còn lại.
– Răng số 8 thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc nên rất khó khăn trong việc chụp X – quang, thường bị các răng khác che khất nên khó chẩn đoán.
– Nhổ răng hàm số 8 cần bác sỹ giỏi và máy móc hiện đại mới đảm bảo hiệu quả cao và an toàn.
Tại Bệnh viện RHM&PTTHTM Thái Thượng Hoàng, chúng tôi khẳng định nhổ răng số 8 không hề nguy hiểm nếu khách hàng tìm được địa chỉ uy tín có bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, tuân thủ các quy trình và có sự hỗ trợ hiệu quả của trang thiết bị hiện đại.
Bước 1: Khám tổng quát: Bác sĩ tiến hành khám tổng quát sức khỏe răng miệng và tư vấn, giải thích nguyên nhân, tác hại của răng số 8 (răng khôn) mọc lệch cũng như phương pháp giải quyết tình trạng mắc phải của bệnh nhân.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn và tiến hành chụp X-Quang để xác định vị trí và thế mọc chân răng. Đây là bước quan trọng để bác sĩ xác định phương pháp nhổ răng an toàn và phù hợp.
Bước 3: Nhổ răng: Sau khi xác định rõ phương pháp nhổ phù hợp, khách hàng được chuyển sang phòng điều trị chuyên sâu. Tại đây, các dụng cụ vô khuẩn sử dụng 1 lần đã được chuẩn bị sẵn. Bệnh nhân được gây tê để tiến hành các kỹ thuật nhổ bỏ răng số 8.
(*) Thuộc nhóm dịch vụ Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên, hàm dưới