Tập đoàn TTHGroup | 094.996.7337 Đặt lịch khám
Chăm sóc răng cho mẹ bầu

Điều trị Nha khoa Nghệ An ở Bệnh viện Răng hàm mặt và Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Thái Thượng Hoàng trong lúc mang thai là hoàn toàn an toàn. Tại đây, các bác sĩ sẽ làm sạch những mảng bám nơi kẽ răng của bạn và giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lợi.

Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi, chủ yếu do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này xuất hiện từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Một nửa rối loạn kiểu này sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây ra sâu răng và bệnh nha chu cho thai phụ. Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây với những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn sẽ làm trầm trọng hơn. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.

Xem thêm: Chăm sóc răng cho người già

Theo các bác sĩ Bệnh viện Thái Thượng Hoàng, các thai phụ nên chăm sóc răng miệng thường xuyên và cần lưu ý:
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Răng của trẻ bắt đầu hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong bụng mẹ. Bất kỳ thức ăn gì mẹ ăn vào cũng sẽ ảnh hưởng đến các răng đang trong giai đoạn phát triển này của trẻ. Điều quan trọng là bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là sinh tố A, C và D, chất đạm, chất khoáng (calci và phospho) để răng của trẻ được cấu tạo bình thường.
– Chế độ ăn ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều lần trong ngày và không vệ sinh răng miệng sẽ gây sâu răng. Chế độ ăn đầy đủ của mẹ sẽ cung cấp nhu cầu calci cho trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ, trẻ sẽ lấy các chất cần thiết từ xương để cấu tạo răng, chứ không phải từ răng của mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, thói quen ăn ngọt của bà mẹ cũng sẽ tạo cho trẻ thói quen thích vị ngọt (do việc nêm nếm thức ăn).
– Viêm nướu do thai nghén: Lượng kích thích tố tăng trong thời gian mang thai sẽ làm tăng quá mức phản ứng của thai phụ đối với các độc tố được tạo ra bởi các vi khuẩn trong mảng bám răng (màng vi khuẩn không thấy được, bám chặt lên bề mặt răng) làm nướu sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu, gọi là tình trạng viêm nướu do thai nghén. Cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thật cẩn thận. Khám răng định kỳ đều đặn để giúp nướu của các bà mẹ được khỏe mạnh trong lúc mang thai.
– Hậu quả của thuốc và các bệnh mắc phải: Thuốc (Tetracyclin) và các bệnh mắc phải trong lúc mang thai (sởi, giang mai…) sẽ gây ảnh hưởng hình dạng và màu sắc răng của trẻ.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Kiểm soát mảng bám răng sau mỗi bữa ăn hoặc tối thiểu hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa tối thiểu một lần một ngày.
– Khám và điều trị răng miệng: Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đặc biệt quan trọng trong thời gian mang thai, do răng và nướu của bạn lúc này nhạy cảm nên dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Chính vì vậy, các mẹ nên đến Bệnh viện Răng hàm mặt và Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Thái Thượng Hoàng để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm mang lại hàm răng đẹp cho mẹ và bé.

(*)Thuộc nhóm dịch vụ Răng - Hàm - Mặt

Để lại thông tin để tư vấn viên tư vấn miễn phí cho bạn!