Sâu răng là vấn đề thường gặp ở trẻ do vi khuẩn ở mảng bám trên răng gây ra. Cùng điểm qua những nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhé.
CHỨC NĂNG CỦA RĂNG SỮA
Răng sữa bắt đầu mọc trong thời điểm trẻ đang bú sữa mẹ. Thời gian thay răng sữa không dài, xảy ra trước hoặc sau khi trẻ lên 12 tuổi. Chính vì vậy, vai trò của răng sữa trong giai đoạn này là không thể phủ nhận.
- Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của trẻ với chức năng nhai, cắn, xé, nghiền nát thức ăn. Việc răng bị sâu, tổn thương đến tủy sẽ gây ảnh hưởng khả năng ăn nhai của trẻ, có thể dẫn đến hiện tượng biếng ăn do cơn đau trong lúc nhai gây ra.
- Răng sữa giúp giữ chỗ trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này, hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên trong quá trình thay răng. Chân răng sữa là định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, việc mất răng sữa sớm dễ dẫn đến tình trạng răng sau này mọc lệch lạc.
- Răng sữa giúp kích thích sự tăng trưởng của xương hàm. Động tác nhai, xé, cắn thức ăn góp phần phát triển cơ và xương hàm, xương mặt cho trẻ.
- Răng sữa bị mất sớm cũng ảnh hưởng đến phát âm, gây khó khăn trong việc giao tiếp hay khả năng học ngoại ngữ của trẻ.
Xem thêm: Vì sao không nên coi nhẹ việc bảo vệ răng sữa ở trẻ
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG Ở TRẺ
#1. Thói quen sinh hoạt không khoa học
Thói quen sinh hoạt là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở trẻ. Việc hình thành các thói quen xấu trong nếp sinh hoạt sẽ vô tình dẫn đến tình trạng sâu răng.
- Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga: Hàm lượng đường trong thức ăn và đồ uống cao là một trong các nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Đường và các phẩm màu có trong những loại thực phẩm này sẽ bọc lấy răng, lâu dần gây tổn thương men răng dẫn đến sâu.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc không thể làm sạch được các mảng bám và vụn thức ăn trên răng, dẫn đến tổn hại men răng không những khiến cho màu răng bị ngà đi mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
#2. Cấu tạo men răng
Một số trẻ có cấu tạo men răng mỏng, khiếm khuyết sẽ dễ bị phá hủy và xâm nhập bởi vi khuẩn, gây ra tình trạng sâu răng.
Bên cạnh đó, trẻ có bề mặt men răng không bóng cũng sẽ dễ bị lắng đọng thức ăn trên bề mặt, lâu dần gây ra sâu răng.
Một số ít các trường hợp men răng trẻ yếu do yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả hai người.
DỰ PHÒNG SÂU RĂNG CHO TRẺ
Sâu răng mặc dù phổ biến ở trẻ nhưng không phải là không thể phòng ngừa. Có thể dự phòng sâu răng bằng cách:
#1. Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên và đúng cách
Trẻ nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày và lý tưởng nhất là sau mỗi bữa ăn. Nên sử dụng kem đánh răng có chứa Flour và giúp trẻ sử dụng các dụng cụ làm sạch kẽ răng như chỉ nha khoa. Nước súc miệng cũng là yếu tố góp phần tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng cho trẻ.
#2. Dự phòng sâu răng bằng Vecni Fluor
Fluor là một chất khoáng tự nhiên giúp hỗ trợ men răng khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn gây hại cho răng và nướu. Fluor có trong thức ăn, đồ uống và các thực phẩm bổ sung như: nước, tôm và một số loại hải sản khác.
Cơ chế dự phòng sâu răng của Vecni Fluor là giúp tăng cường năng lực của men răng, bảo vệ răng và chống lại sự hủy khoáng và tăng tái khoáng, giảm xói mòn men răng. Từ đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng và sâu chân răng ở trẻ.
Đối với phương pháp dự phòng sâu răng này, bác sĩ sẽ bôi trực tiếp Fluor lên toàn bộ bề mặt răng sữa của trẻ, tạo ra một lớp màng bảo vệ răng. Vecni Fluor nên được bôi vào răng trẻ cách nhau 3-6 tháng. Số lần phụ thuộc vào tình trạng răng của trẻ.
#3. Ngăn ngừa sâu răng với Bạc Diamine Flour
Khác với các phương pháp dự phòng sâu răng khác như vecni, gel hay foam chỉ có tác dụng dự phòng sâu trên các răng còn lành mạnh hoặc mất khoáng mà chưa hình thành lỗ sâu, Bạc Diamine Fluor SDF có thể làm cho bề mặt răng bị sâu trở nên cứng chắc, ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng nhờ vào thành phần bạc diệt khuẩn và Fluoride giúp làm răng khoáng hóa vùng tổn thương do sâu.
Sau khi sử dụng SDF, tổn thương do sâu răng gây ra sẽ đổi màu thành nâu hoặc đen ngay sau đó hoặc sau đó 2 - 3 ngày. Khi thành và đáy của lỗ sâu trở nên cứng chắc đồng nghĩa với việc tổn thương do sâu răng đang ngừng tiến triển.
SDF thường sẽ có hiệu quả chỉ sau 1 lần bôi đối với các lỗ sâu có kích thước nhỏ, nông ở mặt nhai của răng. Đối với các lỗ sâu ở bề mặt còn lại của răng thường sẽ có kích thước lớn hơn và ở trường hợp này, điều trị sâu bằng phương pháp trám răng sẽ được ưu tiên hơn. Tuy nhiên đối với một số trẻ khó hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị thì có thể sử dụng SDF để tạm thời làm ngừng sự tiến triển của sâu răng, sau đó theo dõi tiến triển của sâu răng và bôi lại sau 3 dến 6 tháng. Tuy nhiên nếu sâu răng đã tiến triển vào đến tủy răng thì không thể sử dụng SDF.
Bệnh viện RHM và PTTHTM Thái Thượng Hoàng đã có hơn 20 năm trong lĩnh vực răng hàm mặt, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa răng trẻ em giàu kinh nghiệm cùng với việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ và phương pháp điều trị an toàn, hiện đại, giúp bảo vệ hàm răng và nụ cười cho trẻ, là địa chỉ uy tín được hàng nghìn phụ huynh lựa chọn để thăm khám cho bé yêu của mình.
Nếu bé đang gặp vấn đề về sâu răng, bố mẹ đừng ngần ngại chia sẻ với Thái Thượng Hoàng để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhé!
----------------------
BỆNH VIỆN THÁI THƯỢNG HOÀNG
VÌ SỨC KHỎE VÀ NỤ CƯỜI CỦA BẠN
Điện thoại tư vấn: 0985.068.499 - 094.996.7337
Địa chỉ: Số 28 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh, Nghệ An
(*) Thuộc dịch vụ Răng - Hàm - Mặt